• (028) 7101 6869
  • 0933.592.563
  • Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

1. Giới thiệu chung Chương trình Đào tạo 

Tên chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ Kiến trúc 

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ 

Ngành đào tạo: Kiến trúc 

Mã ngành: 8580101

Tên văn bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ Kiến trúc (Master of Architecture)

Quyết định ban hành số 1732: link xem chi tiết

2. Mục tiêu Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kiến trúc của trường đại học Văn Lang là một chương trình đào tạo nâng cao làm cơ sở cho việc nghiên cứu lý luận và hành nghề kiến trúc trong bối cảnh Việt Nam hội nhập các nước trong khu vực và quốc tế.

Đào tạo ra các Thạc sĩ Kiến trúc có kiến thức và kỹ năng trình độ cao tương đương với các Thạc sĩ tốt nghiệp từ các chương trình trong nước liên kết với nước ngoài, các nước trong khu vực.

3. Đối tượng tuyển sinh

3.1. Đối tượng dự thi

Đối tượng tuyển sinh – đào tạo thạc sĩ kiến trúc tập trung vào các kiến trúc sư tham gia công tác tại các cơ quan  quản lý nhà nước; các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trong các  viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung cấp; hành nghề thiết kế kiến trúc có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao khả năng nghiên cứu lý luận trong lĩnh vực kiến trúc.

3.2. Điều kiện dự tuyển 

Đối tượng dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng được điều kiện sau: 

a. Về văn bằng:

Có văn bằng tốt nghiệp đại học ngành kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị.

Văn bằng đại học do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải thực hiện các thủ tục công nhận theo quy định pháp luật hiện hành.

b. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn:

Đối tượng tốt nghiệp đại học hệ chính quy, hệ vừa học vừa làm đạt loại trung bình khá trở lên  được  dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.

Đối tượng tốt nghiệp đại học hệ chính quy, hệ vừa học vừa làm đạt loại trung bình phải sau 1 năm công tác ( kể từ ngày cấp bằng) mới được dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ.

c. Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

d. Có đủ sức khỏe để học tập;

e. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của cơ sở đào tạo.

3.3. Các môn thi tuyển

Căn cứ vào Điều 5 Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục – Đào tạo, ngành kiến trúc  Trường Đại học Văn Lang sẽ tổ chức thi tuyển sinh gồm 01 khối thi gồm ba môn: 

Khối thi

Môn thi

Ngoại ngữ

Anh văn

Môn cơ bản / cơ sở ngành

Lịch sử Kiến trúc

Môn chuyên ngành

Nguyên lý thiết kế kiến trúc

4. Kế hoạch đào tạo (dự kiến) 

Mã học phần

Tên học phần

Số TC

LT

TH, TL

Học Kỳ I

13

7

6

Bắt buộc

 

 

 

VTRH 501

Triết học

3

2

1

VPNK 503

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

3

0

VAVA 502

Ngoại ngữ

3

2

1

VKMT 505

Kiến trúc và môi trường

2

1

1

Tự chọn (2 tín chỉ - 1/3 Học phần)

 

 

 

VKBV 513

Kiến trúc bền vững: mô phỏng công trình

2

1

1

VCBV 514

Công trình bền vững: thiết kế xây dựng và vận hành

2

1

1

VKNT 520

Mối quan hệ giữa kiến trúc và các ngành nghệ thuật khác

2

1

1

Học Kỳ II

12

 

 

Bắt buộc

 

 

 

VMTƠ 506

Tổ chức không gian môi trường ở

2

1

1

VKĐĐ 504

Lý thuyết kiến trúc đương đại

2

1

1

VBKT 507

Lý luận bảo tồn di sản văn hóa – kiến trúc

2

1

1

Tự chọn: 6 tín chỉ - 3/6 Học phần

 

 

 

VLKG 516

Lý thuyết tổ hợp không gian kiến trúc hiện đại

2

1

1

VMDV 512

Tổ chức môi trường dịch vụ đô thị

2

1

1

VPKG 510

Lý luận phát triển không gian đô thị

2

1

1

VKCQ 511

Kiến trúc cảnh quan

2

1

1

VLQH 517

Lý luận quy hoạch vùng và đô thị

2

1

1

VTPL 518

Thành phố cực lớn – những thách thức và giải pháp

2

1

1

Học Kỳ III

12

6

6

Bắt buộc

 

 

 

VCCQ 509

Chính sách và công cụ quản lý đô thị

2

1

1

VTĐT 508

Thiết kế đô thị

2

1

1

Tự chọn: 6 tín chỉ - 3/6 Học phần

 

 

 

VQQH 519

Quản lý quy hoạch, kiến trúc và xây dựng

2

1

1

VQHK 521

Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị

2

1

1

VCKG 515

Chuyển tải các giá trị không gian đặc trưng trong phát triển đô thị

2

1

1

VVCX 522

Vật liệu công nghệ xây dựng mới

2

1

1

VHKG 523

Đồ án: Hình thái không gian công cộng và kiến trúc

3

1

2

VHNƠ 524

Đồ án: Hình thái nhà ở và công trình

3

1

2

VPTL 525

Tham quan – Phương pháp luận thực hiện luận văn tốt nghiệp

2

0

2

Luận văn tốt nghiệp

 

 

 

VLTN 526

Luận văn  tốt nghiệp

9

0

9

Tổng cộng

 

 

 

Ghi chú: TC = tín chỉ, LT = lý thuyết, TH = thực hành, TL = thảo luận


1. Giới thiệu chung Chương trình Đào tạo 

Tên chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ Khoa học Môi trường 

Trình độ đào tạo: Tiến sĩ 

Ngành đào tạo: Khoa học Môi trường 

Mã ngành: 9440301

Tên văn bằng tốt nghiệp: Tiến sĩ Khoa học Môi trường

Bản mô tả Chương trình đào tạo: link xem chi tiết

Đề cương chi tiết Chương trình đào tạo: link xem chi tiết 

2. Mục tiêu Chương trình đào tạo

Trang bị cho nghiên cứu sinh năng lực sáng tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức cơ bản, cập nhật kiến thức chuyên ngành, từ đó nghiên cứu sinh có đủ năng lực giải quyết những vấn đề khoa học - công nghệ, các vấn đề kỹ thuật chuyên môn và có đủ bản lĩnh trong hướng dẫn hoạt động chuyên môn về khoa học môi trường trong các đô thị và khu công nghiệp.

Tiến sĩ Khoa học Môi trường là những chuyên gia có thể thực hiện tốt công tác giảng dạy, tổ chức và triển khai nghiên cứu ở các trường Đại học và các Viện, Cơ quan nhà nước (Bộ, các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công nghiệp, Sở Giao thông Công chánh), các công ty tư vấn chuyên môn, v.v… Các tiến sĩ có khả năng độc lập chủ trì các dự án liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường, có thể tư vấn giải quyết các vấn đề về khoa học công nghệ xử lý chất thải, sử dụng hợp lý tài nguyên và kiểm soát, quản lý ô nhiễm môi trường.

Tiến sĩ Khoa học Môi trường có thái độ chuẩn mực trong hoạt động nghề nghiệp, thực hiện tốt các qui định pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành, có thái độ tích cực và đi đầu trong các hoạt động nhằm góp phần phát triển và hoàn thiện các công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của quốc gia.

3. Chương trình đào tạo 

Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ gồm ba phần:

  • Phần 1: Các môn học bổ sung, môn học chuyển đổi.
  • Phần 2: Các môn học ở trình độ TS, tiểu luận tổng quan (TLTQ) và 2 chuyên đề
  • Phần 3: Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ.

Nội dung

NCS có bằng thạc sĩ

(phù hợp chuyên ngành)

NCS đã có bằng thạc sĩ

(ngành gần phù hợp)

Nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ

Phần 1: Các môn học bổ sung, môn học chuyển đổi

 

Hoàn thành các môn học chuyển đổi, bổ sung (theo yêu cầu của Hội đồng Khoa học Đào tạo Khoa)

Tối thiểu 30 tín chỉ

Phần 2: Các môn học ở trình độ TS, tiểu luận tổng quan và 2 chuyên đề

17

17

17

Phần 3: Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ

Luận án tiến sĩ (70TC). 

Công bố tối thiểu 02 bài báo. 

Bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Khoa; Cấp trường. 

4. Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo 

4.1. Kế hoạch tuyển sinh 

Điều kiện dự tuyển

Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:

Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành hoặc ngành gần (kỹ thuật môi trường, công nghệ môi trường, quản lý tài nguyên và môi trường, xây dựng, kỹ thuật nhiệt, sinh học, công nghệ sinh học, địa chất học, địa lý tự nhiên, kỹ thuật sinh học, sinh học ứng dụng, khí tượng học, thủy văn, hải dương học, công nghệ kỹ thuật hóa học, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật hóa học, kỹ thuật địa chất, kiến trúc, kiến trúc cảnh quan, kỹ thuật tài nguyên nước, quy hoạch vùng và đô thị, quản lý tài nguyên rừng, nông nghiệp, khoa học đất, quản lý đất đai, bảo hộ lao động, phát triển nông thôn, công nghệ thông tin, quản lý nguồn lợi thủy sản, công nghệ kỹ thuật xây dựng). 

Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển. 

Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:

a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;

b) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

c) Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;

d) Người dự tuyển đáp ứng quy định tại điểm a khoản này khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại điểm b khoản này khi có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh; hoặc có các chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương (quy định tại Phụ lục II, TT08:2017) theo quy định tại điểm c khoản này do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh);

Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định cụ thể của cơ sở đào tạo.

Đạt đủ điều kiện về kinh nghiệm quản lý và thâm niên công tác đúng chuyên ngành đào tạo là 3 năm.

Hồ sơ dự tuyển

Hồ sơ dự tuyển bao gồm:

a) Đơn xin dự tuyển;

b) Lý lịch khoa học;

c) Bản sao văn bằng, chứng chỉ có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp);

d) Minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu khoa học quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy chế này và thâm niên công tác (nếu có);

đ)  Đề cương nghiên cứu;

e) Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu;

g) Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4.2. Kế hoạch đào tạo

Thời gian đào tạo

  • Thời gian đào tạo đối với nhóm đối tượng không phải bổ túc kiến thức là 3 năm tập trung liên tục. Quá trình đào tạo tính theo năm học và theo quyết định của từng nghiên cứu sinh.
  • Thời gian đào tạo: 3 – 4 năm tùy lĩnh vực nghiên cứu. Quá trình đào tạo tính theo năm học và theo quyết định của từng nghiên cứu sinh.
  • Thời gian gia hạn tối đa: 2 năm.

Kế hoạch học tập và Danh mục các môn học của Học phần TS và học phần bổ sung

Yêu cầu chung là trong 2 năm đầu tiên tính từ lúc có quyết định công nhận trúng tuyển NCS, NCS phải hoàn thành tất cả các môn học bổ túc kiến thức, môn học trong học phần trình độ TS, và tiểu luận tổng quan chuyên sâu. Các chuyên đề TS (2 CĐ), các công bố khoa học (ít nhất 2 bài báo) có thể bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi, hoặc có thể sớm hơn. Các trường hợp cụ thể sẽ do đơn vị đào tạo quyết định trên cơ sở bàn bạc với NCS và GVHD. 


1. Giới thiệu chung Chương trình Đào tạo 

Tên chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh 

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ 

Ngành đào tạo: Quản trị Kinh doanh 

Mã ngành: 8340101

Tên văn bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (Master of Business Administration)

Quyết định ban hành số 2739: link xem chi tiết  

 

2. Mục tiêu Chương trình đào tạo: 

Mục tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh là đào tạo học viên có phẩm chất chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu về quản trị kinh doanh, thông thạo các nghiệp vụ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, có kỹ năng thực hành ở mức độ thành thạo để tổ chức, điều hành và quản lý các lĩnh vực quản trị kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

 

3. Đối tượng tuyển sinh: 

3.1.  Đối tượng dự thi

Đối tượng dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng được điều kiện sau:

1. Về văn bằng

a) Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ;

b) Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ và đã học bổ sung kiến thức;

c) Người tốt nghiệp đại học một số ngành khác và đã học bổ sung kiến thức;

d) Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

2. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn

a) Người có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc phù hợp với ngành đăng ký dự thi, được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học;

b) Những trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần với ngành đăng ký dự thi, phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc chuyên môn thuộc ngành đăng ký dự thi, kể từ khi tốt nghiệp đại học;

c) Trường hợp người có bằng tốt nghiệp ngành khác đăng ký dự thi vào ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản trị, quản lý thì phải có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi.

3. Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

4. Có đủ sức khỏe để học tập.

5. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của cơ sở đào tạo.

3.2.  Các môn thi tuyển

Thi tuyển sinh bao gồm 3 môn thi, cụ thể như sau:

a) Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh

b) Môn cơ bản của ngành: Kinh tế học đại cương

c) Môn cơ sở của ngành: Quản trị học

Điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ

a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;

d) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27 Quy chế này hoặc tương đương (Phụ lục II) trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận.

3.3.   Điều kiện trúng tuyển

Thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển phải đạt 50% của thang điểm đối với mỗi môn thi (sau khi đã cộng điểm ưu tiên, nếu có).

Căn cứ vào chỉ tiêu đã được thông báo cho từng ngành, chuyên ngành đào tạo và tổng điểm hai môn thi, kiểm tra của từng thí sinh (không cộng điểm môn Ngoại ngữ), Hội đồng tuyển sinh xác định phương án điểm trúng tuyển.

Tr­ường hợp có nhiều thí sinh cùng tổng điểm hai môn thi, kiểm tra nêu trên (đã cộng cả điểm ưu tiên, nếu có) thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:

a) Thí sinh là nữ ưu tiên theo quy định tại Khoản 4, Điều 16 Nghị định số 48/2009/NĐ-CPngày 19/5/2009 về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới;

b) Người có điểm cao hơn của môn cơ sở chủ chốt của ngành, chuyên ngành;

c) Người được miễn thi Ngoại ngữ hoặc người có điểm cao hơn của môn Ngoại ngữ.

Công dân nước ngoài có nguyện vọng học thạc sĩ tại Việt Nam được Thủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ vào ngành đào tạo, kết quả học tập ở trình độ đại học, trình độ ngôn ngữ theo yêu cầu của chương trình đào tạo và trình độ tiếng Việt để xét tuyển; trường hợp có điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về việc tiếp nhận công dân nước ngoài đến Việt Nam học tập ở trình độ thạc sĩ thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận hợp tác đó.

 

4. Kế hoạch đào tạo (dự kiến) 

STT

Mã học phần  

Tên học phần

Khối lượng

(tín chỉ)

Tổng số

LT

TH, TL

Phần I:  Kiến thức chung

7

 

 

1

VTRH 501

Triết học (Philosophy)

4

4

 

2

VPNK 502

Phương pháp nghiên cứu khoa học (Research Methodology)

3

3

 

Phần II: Kiến thức cơ sở ngành

14

 

 

Bắt buộc

6

 

 

1

VQTH 503

Kinh tế học quản trị (Business Economics)

3

3

 

2

VPDL 504

Phân tích định lượng trong kinh doanh

(Quantitative methodology in Business)

3

3

 

Tự chọn (chọn 04 trong 05 học phần)

8

 

 

1

VOBM 505

Hành vi tổ chức (Organizational Behavior)

2

2

 

2

VCCM 506

Văn hóa doanh nghiệp (Corporate Culture)

2

2

 

3

VLDM 507

Nghệ thuật lãnh đạo (Leadership)

2

2

 

4

VELM 508

Luật kinh tế (Economic Law)

2

2

 

5

VFMT 509

Tài chính tiền tệ (Finance and Monetary Theory)

2

2

 

Phần III: Kiến thức chuyên ngành

24

 

 

Bắt buộc

12

 

 

1

VSTM 510

Quản trị chiến lược (Strategic Management)

3

3

 

2

VHRM 511

Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management)

3

3

 

3

VFNA 512

Quản trị tài chính (Corporate Finance)

3

3

 

4

VTQM 513

Quản trị chất lượng (Quality Management)

3

3

 

Tự chọn (chọn 6 trong 9 học phần)

12

 

 

1

VSPC 514

Quản trị chuỗi cung ứng

(Supply Chain Management)

2

2

 

2

VIBA 515

Quản trị kinh doanh quốc tế

(International Business Management)

2

2

 

3

VCHM 516

Quản trị sự thay đổi

(Change & Development Management)

2

2

 

4

VTME 517

Thương mại điện tử (Ecommerce)

2

2

 

5

VIMM 518

Quản trị marketing quốc tế

(International Marketing Management)

2

2

 

6

VBMM 519

Quản trị thương hiệu (Brand Management)

2

2

 

7

VPMA 520

Quản trị dự án (Project Management)

2

2

 

8

VRIM 521

Quản trị rủi ro (Risk Management)

2

2

 

9

VOPM 522

Quản trị tác nghiệp

(Operations and productions management)

2

2

 

Phần III: Luận văn tốt nghiệp

15

 

 

1

Chuyên đề xây dựng đề cương luận văn

1

 

 

2

Luận văn tốt nghiệp

14

 

 

 

Tổng cộng

60

 

 

Ghi chú: LT = lý thuyết, TH = thực hành, TL = thảo luận


1. Giới thiệu chung Chương trình Đào tạo

Tên chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh 

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ 

Ngành đào tạo: Quản trị Kinh doanh 

Mã ngành: 8340101

Tên văn bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (Master of Business Administration)

Quyết định ban hành số 2739: link xem chi tiết  

 

2. Mục tiêu Chương trình đào tạo: 

Mục tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh là đào tạo học viên có phẩm chất chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu về quản trị kinh doanh, thông thạo các nghiệp vụ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, có kỹ năng thực hành ở mức độ thành thạo để tổ chức, điều hành và quản lý các lĩnh vực quản trị kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

 

3. Đối tượng tuyển sinh

3.1.  Đối tượng dự thi

Đối tượng dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng được điều kiện sau:

1. Về văn bằng

a) Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ;

b) Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ và đã học bổ sung kiến thức;

c) Người tốt nghiệp đại học một số ngành khác và đã học bổ sung kiến thức;

d) Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

2. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn

a) Người có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc phù hợp với ngành đăng ký dự thi, được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học;

b) Những trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần với ngành đăng ký dự thi, phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc chuyên môn thuộc ngành đăng ký dự thi, kể từ khi tốt nghiệp đại học;

c) Trường hợp người có bằng tốt nghiệp ngành khác đăng ký dự thi vào ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản trị, quản lý thì phải có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi.

3. Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

4. Có đủ sức khỏe để học tập.

5. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của cơ sở đào tạo.

3.2.  Các môn thi tuyển

Thi tuyển sinh bao gồm 3 môn thi, cụ thể như sau:

a) Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh

b) Môn cơ bản của ngành: Kinh tế học đại cương

c) Môn cơ sở của ngành: Quản trị học

Điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ

a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;

d) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27 Quy chế này hoặc tương đương (Phụ lục II) trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận.

3.3.   Điều kiện trúng tuyển

Thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển phải đạt 50% của thang điểm đối với mỗi môn thi (sau khi đã cộng điểm ưu tiên, nếu có).

Căn cứ vào chỉ tiêu đã được thông báo cho từng ngành, chuyên ngành đào tạo và tổng điểm hai môn thi, kiểm tra của từng thí sinh (không cộng điểm môn Ngoại ngữ), Hội đồng tuyển sinh xác định phương án điểm trúng tuyển.

Tr­ường hợp có nhiều thí sinh cùng tổng điểm hai môn thi, kiểm tra nêu trên (đã cộng cả điểm ưu tiên, nếu có) thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:

a) Thí sinh là nữ ưu tiên theo quy định tại Khoản 4, Điều 16 Nghị định số 48/2009/NĐ-CPngày 19/5/2009 về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới;

b) Người có điểm cao hơn của môn cơ sở chủ chốt của ngành, chuyên ngành;

c) Người được miễn thi Ngoại ngữ hoặc người có điểm cao hơn của môn Ngoại ngữ.

Công dân nước ngoài có nguyện vọng học thạc sĩ tại Việt Nam được Thủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ vào ngành đào tạo, kết quả học tập ở trình độ đại học, trình độ ngôn ngữ theo yêu cầu của chương trình đào tạo và trình độ tiếng Việt để xét tuyển; trường hợp có điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về việc tiếp nhận công dân nước ngoài đến Việt Nam học tập ở trình độ thạc sĩ thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận hợp tác đó.

 

4. Kế hoạch đào tạo (dự kiến) 

 STT

Mã học phần

Tên học phần

Khối lượng

(tín chỉ)

Tổng số

LT

TH, TL

Phần I:  Kiến thức chung

7

 

 

1

VTRH 501

Triết học (Philosophy)

4

4

 

2

VPNK 502

Phương pháp nghiên cứu khoa học (Research Methodology)

3

3

 

Phần II: Kiến thức cơ sở ngành

14

 

 

Bắt buộc

6

 

 

1

VQTH 503

Kinh tế học quản trị (Business Economics)

3

3

 

2

VPDL 504

Phân tích định lượng trong kinh doanh

(Quantitative methodology in Business)

3

3

 

Tự chọn (chọn 04 trong 05 học phần)

8

 

 

1

VOBM 505

Hành vi tổ chức (Organizational Behavior)

2

2

 

2

VCCM 506

Văn hóa doanh nghiệp (Corporate Culture)

2

2

 

3

VLDM 507

Nghệ thuật lãnh đạo (Leadership)

2

2

 

4

VELM 508

Luật kinh tế (Economic Law)

2

2

 

5

VFMT 509

Tài chính tiền tệ (Finance and Monetary Theory)

2

2

 

Phần III: Kiến thức chuyên ngành

24

 

 

Bắt buộc

12

 

 

1

VSTM 510

Quản trị chiến lược (Strategic Management)

3

3

 

2

VHRM 511

Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management)

3

3

 

3

VFNA 512

Quản trị tài chính (Corporate Finance)

3

3

 

4

VTQM 513

Quản trị chất lượng (Quality Management)

3

3

 

Tự chọn (chọn 6 trong 9 học phần)

12

 

 

1

VSPC 514

Quản trị chuỗi cung ứng

(Supply Chain Management)

2

2

 

2

VIBA 515

Quản trị kinh doanh quốc tế

(International Business Management)

2

2

 

3

VCHM 516

Quản trị sự thay đổi

(Change & Development Management)

2

2

 

4

VTME 517

Thương mại điện tử (Ecommerce)

2

2

 

5

VIMM 518

Quản trị marketing quốc tế

(International Marketing Management)

2

2

 

6

VBMM 519

Quản trị thương hiệu (Brand Management)

2

2

 

7

VPMA 520

Quản trị dự án (Project Management)

2

2

 

8

VRIM 521

Quản trị rủi ro (Risk Management)

2

2

 

9

VOPM 522

Quản trị tác nghiệp

(Operations and productions management)

2

2

 

Phần III: Luận văn tốt nghiệp

15

 

 

1

Chuyên đề xây dựng đề cương luận văn

1

 

 

2

Luận văn tốt nghiệp

14

 

 

 

Tổng cộng

60

 

 

Ghi chú: LT = lý thuyết, TH = thực hành, TL = thảo luận


VIỆN SAU ĐẠI HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
Tuyển sinh
Hotline
Email
028.7101 6869
0936.651 650
v.sdh@vlu.edu.vn   hotrohocvien.sdh@vlu.edu.vn
Cơ sở chính
69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Cơ sở 1
45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh